Du học

Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam – P1

 

Năm 2010 tỷ lệ LĐĐQĐT trong ngành nông lâm ngư nghiệp là 15,3%, công

nghiệp là 75,6%, xây dựng là 46% và dịch vụ là 67,2%.

 

Kết quả TĐT Dân số và Nhà ở 1/4/2009 cho thấy tỷ lệ LĐĐQĐT của cả nước

chỉ là 14,9% và rất khác biệt giữa các vùng: cao nhất là Đồng bằng sông Hồng 21,2%; Đông Nam bộ 19,4%; Duyên hải trung bộ 13,8%; Trung du và miền núi phía Bắc

13,4%; Tây Nguyên 11% và thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 7,8%.

 

Tỷ lệ đã qua đào tạo CMKT của dân số hoạt động kinh tế 15 tuổi trở lên là

17,6%; thành thị 42,5% và nông thôn 11,7%; cao nhất là ở Đồng bằng sông Hồng

 

25,1%; Đông nam bộ 19,6%; Duyên hải trung bộ 17,1%; Trung du miền núi phía bắc

16,9%; Tây Nguyên 12,7% và thấp nhất là 0,7% Đồng bằng sông Cửu long ; là 9,7%.

 

Tuy nhiên, yếu điểm cơ bản của lao động nước ta là tỷ lệ lao động qua đào tạo,

nhất là đào tạo nghề còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore¼; trong số lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề, chỉ 1/3 là được đào tạo dài hạn, trình độ cao nên kỹ năng, tay nghề còn yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới, dẫn đến thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, các nhà quản lý và chuyên gia giỏi; mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo, năm 2007 trong số lao động qua đào tạo thì cứ 1 qua đào tạo đại học, chỉ có 0,76 qua đào tạo trung học và 3 qua đào tạo nghề; chất lượng đào tạo nghề nghiệp chưa cao nên khả năng cạnh tranh của lao động rất thấp.Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng; thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; Chỉ số Kinh tế Tri thức ( KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 30,2 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Điều này đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của lao động và nền kinh tế (năm 2009 năng lực cạnh tranh của nước ta giảm 5 bậc, xếp thứ 75/133 nước xếp hạng). Năng suất lao động của nước ta cũng rất thấp, năm 2008 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế, chưa loại trừ yếu tố lạm phát, chỉ đạt 17 triệu đồng/ năm, năng suất lao động khoảng 30 triệu đồng/lao động/ năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH,

đi vào kinh tế tri thức và hội nhập, cần phải có giải pháp đột phá để vượt qua [18].

 

Năm 2010, Việt Nam có gần 87 triệu người. Điều này phản ánh nguồn nhân lực

của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng

 

20

 

2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó,

khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người¼. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội.

Back to top button
Close
Close