Việc Làm

Hoạt động xuất khẩu lao động tại Pleiku

Trong những năm qua thành phố Pleiku đã tranh thủ tối đa mọi thuận lợi, tìm mọi giải pháp phát triển ngành nghề trên địa bàn để tạo việc  làm  cho  lao  động,  trong  đó  công  tác  xuất  khẩu  lao  động cũng được chú trọng.  Đã xây dựng được phong trào xuất khẩu lao động của thành phố, đã tạo được hướng mở mới  trong công  tác giải quyết việc làm  có  hiệu  quả  cho  người  lao  động. Tuy  phong  trào  xuất  khẩu  lao động có đi xuống nhưng phần lớn số lao động tham gia xuất khẩu lao động  đều  thành  công  góp  phần  tạo  được  việc  làm,  nâng  cao  nghề nghiệp,  kiến  thức,  góp  phần  cải  thiện  cuộc sống  bản  thân  và  hỗ  trợ được cho gia đình, xã hội .

hoạt động xuất khẩu lao động tại Pleiku
Hoạt động giới thiệu việc làm tại Pleiku

Tuy nhiên với những nổ lực trên công tác Xuất khẩu lao động chỉ phát  triển được  trong năm 2008 và bắt đầu có chiều hướng giảm dần  trong năm 2009, 2010. Số  lao động của  thành phố  tham gia xuất khẩu chủ yếu là khu vực nông thôn. Trong năm 2010 số lao động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài có xu hướng giảm. Lao động xuất khẩu đi làm việc chủ yếu tại các nước Hàn Quốc, Malayxia, Đài Loan, Lào, Camphuchia… với công việc chủ yếu  là  làm công nhân tại các  trang trại và nhà máy. 

Nguyên nhân chính của  tình  trạng này  là hạn chế  trong nhận thức về việc làm của người dân nông thôn, cùng với những bất trắc về thị trường lao động ở nước ngoài đã làm số lượng lao động xuất khẩu của hầu hết các vùng tăng chậm sở dĩ số lao động xuất khẩu giảm sút là do những  thị trường  truyền  thống không còn sức hút với người  lao động. Như Malaysia, tuy có nhu cầu lao động lớn, phù hợp với trình độ lao động của thành phố, nhưng lương mỗi tháng chỉ từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, trong khi công việc khá vất vả rủi ro cao. 

 Những thị trường khác lương cao hơn nhưng đòi hỏi trình độ lao  động kỹ thuật  cao. Còn lao  động  xuất  khẩu  sang  hai nước  Lào, Campuchia có số lao động tham gia luôn tăng năm 2008 là 150 người, năm 2009 là  197 người, năm 2010 là 282 người nhưng chủ yếu là hợp đồng giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang trồng cao su và làm thủy điện, chỉ mang tính thời vụ, thiếu bền vững. Lao động tại hai nước này chủ yếu là người dân tộc thiểu số, không muốn xa nhà, làm việc tự do nên chỉ một thời gian là bỏ về nước, khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn và không dám sử dụng lâu dài.

Back to top button
Close
Close