Du học

Những mặt tồn tại của kí túc xá

+ Về mặt diện mạo kiến trúc: Hầu hết các kí túc xá hiện nay đều là các ngôi nhà tập thể 4-5 tầng, được xây dựng từ ngày đầu thành lập trường nên giờ đây đã xuống cấp nghiêm trọng và trở nên cũ nát. Đặc điểm những kí túc xá này là xây dựng theo kiểu chia ô, vuông vức, khoảng cách giữa các tầng thấp, khoảng 3 – 3,5 (m), diện tích phòng ở khoảng 15 đến 20 m2 dành cho 8 đến 12 người ở, có thời kỳ còn phải ở đến 14 người. Thông thường mỗi tầng có 14 phòng và chỉ có 2 khu công trình phụ chung. Mỗi khu công trình phụ có 2-4 phòng tắm và 2-3 nhà vệ sinh +1 bể nước chung. Như vậy có nghĩa là nếu tính trung bình 10 người /phòng thì có đến 120 người ở 1 tầng nhưng lại chỉ có khoảng 8 phòng tắm, 6 nhà vệ sinh và 2 bể nước. Thử hỏi sinh hoạt của sinh viên sẽ như thế nào? Đã thế, kết cấu phòng ở lại cực kỳ bất tiện cho sinh hoạt, vừa chật hẹp vừa khó chịu, bức bối.

– Nền nhà bằng xi măng, số lượng cửa sổ lại ít (1 cửa sổ/phòng), dẫn đến nhà rất hay ẩm thấp, thiếu không khí, ánh sáng trầm trọng.

– Mỗi phòng kê 2 dãy giường gồm 4-6 giường tầng -> choáng hết diện tích phòng ở, nhiều phòng ở chỉ còn đủ một lối đi chung rộng khoảng 1-1,5 m. Các khu trọ cách xa nhau và xa trường nên sinh viên ít có điều kiện gặp gỡ, trao đổi, giao lưu học hỏi lẫn nhau, ít quan hệ, khó trau dồi kiến thức, việc tra cứu tìm tòi, tự học trên thư viện là rất ít.

* Giá nhà trọ tăng cao:

Vào đầu năm học mới này, chỉ riêng ở thành phố Đà Lạt giá nhà trọ dành cho sinh viên đồng loạt tăng ở mức dao động từ 15% đến 30%, tuỳ theo địa điểm và chất lượng phòng. Trong quá trình thuê, giá cả thị trường lên xuống thất thường cũng khiến chủ nhà tăng giá. Với túi tiền của sinh viên thì việc tăng giá nhà ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của sinh viên, nhưng việc tìm một nhà trọ thay thế lại là một việc hết sức khó khăn. Vậy sinh viên sẽ phải ở đâu cho thuận tiện? Đây chính là cơ hội kinh doanh cho các chủ đầu tư đầu tư vào dự án xây dựng nhà cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu bức thiết của sinh viên_thế hệ trẻ tương lai, những con người cần có môi trường tốt để học tập và tu luyện bản thân.

+ Về cung cấp các dịch vụ và cơ chế quản lý kí túc xá:

– Dịch vụ nhà ăn: có rất nhiều trường không có hệ thống nhà ăn phục vụ sinh viên: ngoại thương, mở (không có cả kí túc xá), sân khấu điện ảnh,¼ Và như thế có nghĩa là buộc sinh viên phải sử dụng hệ thống dịch vụ tư sau trường cho dù chất lượng các dịch vụ đó như thế nào.

Đối với những trường có hệ thống nhà ăn phục vụ sinh viên thì chất lượng phục vụ cũng không khá hơn là bao. Nhà ăn thuộc diện đã được xây dựng từ rất lâu, cơ sở cũ nát, chất lượng thực phẩm ít được quan tâm mà chỉ chú trọng đến mặt số lượng nên không đảm bảo, số lượng mặt hàng phục vụ lại không đa dạng. Chính điều này đã dẫn tới một thực trạng là sinh viên nấu ăn trộm trong phòng ở rất nhiều, từ đó gây ra nhiều hậu quả khác như: nguy cơ quá tải nguồn điện, nguy cơ về cháy nổ cao. Và như vậy khiến cho sinh viên không yên tâm học tập.

Điện nước: Nước được bơm theo giờ nhưng giờ bơm lại không hợp lý: sáng từ 6h-8h, trưa từ 11h-12h, chiều từ 16h-19h, thường thì trong những khoảng thời gian này sinh viên phải đi học. Đã thế chất lượng nước lại kém, có rất nhiều cặn, váng, không đảm bảo an toàn vệ sinh cho sinh viên, bể nước không được cọ rửa thường xuyên lại chỉ có nắp đậy nửa bể nên nước có rất nhiều bụi. Một thực trạng đáng nói nữa ở đây là tình trạng mất nước xảy ra thường xuyên, có lúc còn mất đến 4,5 ngày, gây rất nhiều khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của sinh viên.

– Cơ chế quản lý kí túc xá lỏng lẻo: Thể hiện:

Điều này dẫn đến rất việc rất nhiều sinh viên trong kí túc xá bị mất đồ và tiền. Công tác kiểm tra phòng ở sinh viên của ban quản ký kí túc xá không hoặc rất ít được thực hiện. Dẫn đến, phòng ở lộn xộn, bừa bộn, rác thải có mặt dọc hành lang đi. Tệ hại hơn nữa là tình trạng sinh viên cờ bạc, rượu chè trong kí túc. Cũng chính điều này đã làm nảy sinh một hiện trạng là sinh viên ở chui tràn lan trong kí túc xá, gây nên tình trạng lộn xộn. Ngoài ra do không được quản lý chặt nên ý thức giữ gìn trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của kí túc rất kém. Tất cả những điều trên đã làm cho chất lượng ở kí túc xá sụt giảm trầm trọng. Rất nhiều sinh viên vì không thể cố gắng thích ứng được với cuộc sống trong kí túc xá nên đã phải xin chuyển ra ngoài dù biết rằng nếu ra ngoài cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, và khó khăn lớn nhất trước mắt là tìm chỗ ở. Chính điều này đã dẫn đến một thực tế là kí túc xá thì thừa phòng không có sinh viên ở, trong khi sinh viên vẫn phải lao đao đi tìm nhà ở thuê ngoài chứ nhất định không chịu vào kí túc xá ở.

 

Back to top button
Close
Close