Du học

Thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc học của con

Gia đình đối với một đứa trẻ trước nhất là môi trường xã hội hóa đầu tiên, giáo dục gia đình gắn liền với chức năng xã hội hóa. Một đứa trẻ sinh ra không mang sẵn bản chất xã hội, mà chỉ có các phản xạ bẩm sinh. Những hành động của bé lúc sơ sinh chưa có ý thức, trong quá trình phát triển về thể chất, dần dần đứa bé học được cách ứng xử từ bố mẹ và những người lớn tuổi.

Như vậy, gia đình luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho những đứa trẻ, là nơi vạch đường đi cho chúng. Với tình cảm ruột thịt và tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ, gia đình là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục trẻ không chỉ lúc còn nhỏ mà cả khi trưởng thành. Lúc nhỏ gia đình là nơi định hướng và hình thành các giá trị, chuẩn mực của xã hội trong mỗi đứa trẻ. Còn khi trưởng thành thì gia đình lại là nơi định hướng đường đi cho chúng mà quan trọng nhất là định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Vì có định hướng đúng thì sẽ giúp trẻ có một cuộc sống tốt đẹp về sau, đấy cũng là điều mà mọi gia đình đều mong con cái mình có được.

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi của xã hội về con người càng cao. Để có một xã hội phát triển thì tương ứng với nó phải là những con người có trình độ học vấn cao. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục là một tất yếu khách quan phù hợp với xu hướng đi lên của xã hội hiện đại. Chính vì lẽ đó, mà công tác giáo dục – đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách.

Xuất phát từ thực tế trên cho thấy việc giáo dục và hướng nghiệp cho lớp trẻ của các bậc cha mẹ là rất cần thiết. Nhưng việc giáo dục cũng như hướng nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong các gia đình khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau. Nó tùy vào nhận thức, quan điểm của từng người để từ đó có những thái độ khác nhau với việc học tập cũng như hướng nghiệp của con.

 

Back to top button
Close
Close