Categories: Du học

Tổng quan về nghành xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành Dệt May Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên. Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc…, Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao.

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang EU (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn 2005 – 2011 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới với 32%, trong khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan đạt mức 7%.

Năm 2012, mặc dù ngành dệt may toàn cầu gặp nhiều khó khăn song xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng trên 8%. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường lớn vẫn tăng trưởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trường này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Cụ thể nhập khẩu dệt may vào thị trường Mỹ năm 2012 giảm 0,5% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%; nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhưng nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh 19,3%; thậm chí tại thị trường Hàn Quốc khi nhập khẩu dệt may vào thị trường này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín tại các thị trường truyền thống.

Riêng trong 4 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta đạt 5,1 tỉ USD, tăng trưởng 20,3%.  Điều đáng nói là, xuất khẩu các mặt hàng may mặc của Việt Nam tăng trưởng mạnh tại các thị trường mới, không phải thị trường truyền thống của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường ASEAN tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Campuchia là nước đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối ASEAN, với kim ngạch tăng 103% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại một số thị trường khác cũng có mức tăng trưởng mạnh như sang Na Uy tăng 134,6%, sang New Zealand tăng 120%, sang Australia tăng 37%… Như vậy, không ỷ lại vào các thị trường lớn sẵn có, dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng đối tác sang các thị trường mới và tiềm năng. Tính đến nay sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt ở tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Recent Posts

Trường mầm non quốc tế TPHCM: Nơi nuôi dưỡng tương lai cho trẻ

Nhu cầu tìm kiếm một môi trường giáo dục mầm non chất lượng cho con trẻ ngày càng gia tăng.…

1 month ago

Khám phá sự nổi bật của trường quốc tế quận 10

Nhu cầu giáo dục ngày càng phát triển đã thúc đẩy thị trường giáo dục quốc tế. Trường quốc tế…

1 month ago

Hệ thống các trường quốc tế song ngữ tại TPHCM uy tín và chất lượng

Trong thời đại hiện đại, việc học ngoại ngữ là một yêu cầu cần thiết để phát triển bản thân…

2 months ago

Ứng dụng và lợi ích của định danh điện tử eKYC

Trong thời đại công nghệ số, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng cao. Tuy…

5 months ago

Bỏ túi các tips thanh toán điện nước thông minh

Trong cuộc sống hiện đại, điện và nước không chỉ là những yếu tố quan trọng đối với sự tiện…

6 months ago

Đăng ký thẻ ngân hàng online – Tiện lợi và nhanh chóng

Bạn muốn sở hữu một thẻ ngân hàng tiện lợi và đa chức năng để giải quyết mọi vấn đề…

9 months ago