Du học

Hạn chế trong giải quyết việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005

a.  Hạn chế

    + Thời gian lao động ở nông thôn, nông nghiệp tăng rất chậm, đặc biệt ở những địa bàn chuyển đổi mạnh đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra một cách gay gắt trong các năm tới.

    +  Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp

    + Thể chế chính sách về lao động còn nhiều bất cập, chương trình việc làm theo các dự án triển khai còn chậm từ khâu phân bổ vố vay đến khâu giải ngân.

     + Nhu cầu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội,phần đông người đến tuổi lao động đều mong muốn có việc làm nhưng khả năng thực tế chưa đáp ứng được.

b.  Nguyên nhân

     + Tốc độ gia tăng nguồn lao động còn cao trong khi khả năng thu hút lao động chưa đáp ứng đủ nên xảy ra tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm.

     + Nhà nước chưa có biện pháp quản lý tốt hiện tượng di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn nên qui mô và tốc độ di dân ngày càng tăng

     + Xuất khẩu lao động gặp khó khăn do tác động của dịch SARS, mặt khác chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, một số doanh nghiệp xuất khẩu không chấp hành đúng các quy định của pháp luật vì vậy các tiêu cực vẫn xảy ra, dư luận xã hội tiếp tục có ý kiến gay gắt đòi hỏi nhà nước phải xử lý.

    + Sản xuất chưa phát triển mạnh mẽ và toàn diện, ở nông thôn các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm …vì vậy số lao động thu hút chưa nhiều.ở thành thị tuy cơ chế chính sách của nhà nước có nhiếu đổi mới song sản xuất công nghiệp thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ do khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế …Vì vậy số lao động được thu hút chưa nhiều .

   + Số người tham gia xuất khẩu lao động chưa nhiều, tuy số lao động xuất khẩu lao động hàng năm đã tăng song so với nhu cầu của đất nước nói chung, của người lao động nói riêng vẫn chưa đáp ứng .Điều đó là do chất lượng lao động tham gia chưa đảm bảo, công tác nghiên cứu khai thác thị trường, công tác tổ chức quản lý lao động ở nước ngoài còn lúng túng …

   + Nhu cầu tìm chỗ làm việc có thu nhập cao đã xuất hiện, một số nghề lương thấp, thời gian làm việc căng  thẳng đã không hấp dẫn người lao động như ngành may mặc, chế biến da dày làm cho các ngành này thiếu lao động trầm trọng

   + Hoạt động của quỹ hỗ trợ việc làm có hiệu quả nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của dân.

   + Các hoạt động phát triển thị trường lao động ở Việt Nam mới ra đời, hỗ trợ từ ngân sách còn hết sức khiêm tốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển thị trường lao động .

   + Kinh phí hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn ,gới thiệu việc làm được phân bổ theo ngân sách dành cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm nhưng không phải tất cả các địa phương đã dành nguồn vốn này cho hoạt động dịch vụ việc làm (Các địa phương chỉ nới phân bổ lại cho các trung tâm dịch vụ việc làm khoảng 60% so với nguồn kế hoạch)

Check Also

Close
Back to top button
Close
Close