Giáo dục

Vốn trong giáo dục đại học

Vốn cho giáo dục đại học phần lớn là do ngân sách nhà nước cấp, đây là khoản chi thường xuyên trong ngân sách của chính phủ. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn hệ thống giáo dục nước nhà và hệ thống giáo dục đại học nói riêng.

Hiện nay, công tác giáo dục của chúng ta đang phát triền rất mạnh mẽ phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Vì vậy nền giáo dục của chúng ta đang cần rất nhiều vốn để cải cách hướng tới một tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng xã hội hoá giáo dục bằng cách tăng học phí đang được đẩy mạnh.

Nhưng việc tăng vốn bằng cách tăng học phí lại đặt chúng ta đứng trước một thực tế đó là cầu giáo dục đại học sẽ giảm vì như đã phân tích ở trên cầu giáo dục lại tỷ lệ nghịch với chi phí mà học sinh phải gánh chịu. Khi học phí tăng đồng nghĩa với việc chi phí trực tiếp và gián tiếp đều tăng làm cho nhiều sinh viên không có khả năng gánh chịu phần chi phí này phải bỏ học.

Vì vậy sự ra đời của các nguồn vốn tín dụng cho sinh viên là hết sức cần thiết. Chúng ta có thể chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với sinh viên được xem xét từ 2 phía:

Từ phía chính phủ: các chính sách, quyết định của chính phủ sẽ có những quy định rất cụ thể về: đối tượng, quy chế cho vay, thời hạn vay… vì thế đây sẽ là những căn cứ chính xác cho sinh viên có thể chủ động tiếp cận với nguồn vốn.

Từ phía sinh viên:

Khả năng tài chính của gia đình sinh viên: Với những gia đình có mức thu nhập trung bình, việc trang trải những khoản chi phí cho con em đang trở thành gánh nặng rất lớn.Vì vậy, việc tăng học phí sẽ làm cho gánh nặng này càng nặng hơn, rất nhiều sinh viên đang theo học có nguy cơ phải bỏ học. Và họ sẽ là những người mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn.

Năng lực của sinh viên: những sinh viên có năng lực, có kết quả học tập tốt sẽ tin vào thu nhập mình kiếm được trong tương lai, tin vào khả năng trả nợ của mình.

 

Back to top button
Close
Close