Tài chính - ngân hàng

4 cách quản lý chi tiêu hiệu quả để tiết kiệm nhiều tiền hơn

Hiện nay, các bạn trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến việc quản lý chi tiêu cá nhân. Có thể nói là mặc dù đã giảm chi tiêu nhưng vẫn cảm thấy không đủ tiêu dùng và không dư. Chính vì thế, để giải quyết tình trạng này, hãy cùng tham khảo 4 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả để tiết kiệm được bài viết dưới đây gợi ý.

Những phương pháp  quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Những phương pháp  quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?

Là việc lập ra kế hoạch tài chính cho bản thân bao gồm các việc theo dõi, xem xét đánh giá và điều chỉnh quá trình chi tiêu dựa trên tình hình thực tế. Việc theo dõi được thực hiện hàng ngày, hàng tháng thậm chí được tính bằng năm. 

Quản lý chi tiêu gồm nhiều phần, bao gồm: 

Khả năng lập kế hoạch chi tiêu;

Khả năng lên kế hoạch tiết kiệm;

Đầu tư vào bảo hiểm;

Đầu tư và quản trị rủi ro trong tương lai.

4 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả

Trả cho bản thân trước

Hàng tháng bằng cách trích khoảng 10% thu nhập của mình để “bỏ túi” tiết kiệm thì bạn đã thành công trong việc thực hiện phương pháp “ trả cho bản thân trước”. 90% số tiền còn lại, bạn có thể chi tiêu rất thoải mái hoặc chia thành các khoản cho nhiều mục đích khác nhau. Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện và ít tốn thời gian. Thế nhưng, không có khả năng sinh lời cao và cần kiên trì. 

Quy tắc 50/30/20

Trong quản lý tài chính cá nhân thì đây là một trong những quy tắc kinh điển. Với quy tắc này, người dùng sẽ phải chia thu nhập thành 3 mục theo quy tắc 50/30/20. Cụ thể:

50% thu nhập:

Chi tiêu các khoản tiết yếu,bắt buộc như: chi trả các loại hóa đơn điện, nước, vấn đề ăn uống, tiền nhà…

30% thu nhập: 

Các khoản chi phí linh hoạt: mua sắm, nhu cầu giải trí, các chi phí phát sinh tiệc tùng, đám cưới.. hoặc các loại chi phí khác.

20% thu nhập:

Khoản dành cho việc tích lũy và trả nợ: dành cho khoản tiết kiệm, trả khoản nợ cũ.

Quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20

Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính

Giống như quy tắc 50/30/20, phương pháp 6 chiếc lọ cũng hoạt động theo quy tắc phân chia thu nhập hàng tháng thành các khoản khác nhau. Cụ thể như sau:

Lọ 1 các nhu cầu thiết yếu (55%): Chi tiêu các khoản cho sinh hoạt phí, chi trả các hóa đơn.Trường hợp bạn đang chi tiêu quá 55% cho mục này thì nên cân chỉnh lại cho hợp lý.

Lọ 2 tiết kiệm dài hạn (10%): Lọ này phục vụ cho các mục tiêu tài chính dài hạn: kinh doanh, mua nhà, xe, … 

Lọ 3 dành cho việc giáo dục (10%): Lọ này giúp bạn nâng cao kiến thức cho bản thân bằng việc tham gia các khóa học phát triển kỹ năng, hội thảo,. Tăng cơ hội có được thu nhập tốt hơn.

Lọ 4 cho bản thân hưởng thụ (10%): Lọ này giúp bạn thoải mái, thư giãn và tạo động lực cho những kế hoạch trong tương lai chẳng hạn như các chuyến du lịch nghỉ dưỡng sau thời gian dài làm việc, mua mỹ phẩm chăm sóc da,…

Lọ 5 đầu tư tài chính (10%): Bạn có thể góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, đầu tư các khoản khác để sinh lời tạo thu nhập thụ động.Khoản tiền này giúp bạn đề phòng rủi ro tài chính xảy ra bất ngờ.

Lọ 6 dành cho việc làm từ thiện (5%): Khoản chi này để làm từ thiện, giúp đỡ mọi người,… Tuy nhiên bạn có thể giảm đi một ít cho khoản này nhưng không phải là cắt hẳn vì cuộc sống này vẫn cần sự chia sẻ.

 

Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả bằng ứng dụng thông minh

Nếu bạn không có nhiều thời gian để quản lý tài chính bằng các cách trên. Hãy để TNEX sẽ giúp các bạn một cách cực kỳ đơn giản chỉ với vài bước được thực hiện trên chiếc điện thoại thông minh mà bạn luôn đem theo bên người nhé.

TNEX giúp bạn quản lý tài chính thông minh.

Để bạn dễ dàng quản lý TNEX hiển thị các khoản chi tiêu theo ngày, tuần và tháng.

Cài đặt hạn mức chi tiêu.

Với các emoji dễ thương có thể đưa ra minh họa, cảnh báo vui nhộn.

Dễ dàng nhập các giao dịch ngoài TNEX giúp theo dõi chi tiêu thuận tiện hơn.

TNEX giúp bạn quản lý tài chính thông minh

TNEX giúp bạn quản lý tài chính thông minh

>>> Mở tài khoản trực tuyến của ngân hàng số TNEX chỉ với vỏn vẹ 5 phút

Tổng kết

Trên đây là 4 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả mà bài viết gợi ý cho bạn. Hy vọng thông qua các gợi ý này, bạn sẽ tìm được cách thức giúp việc kiểm soát chi tiêu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn trước. Kỷ luật và kiên trì sẽ giúp bạn sớm đạt được những mục tiêu tài chính tương lai.

 

Back to top button
Close
Close