Du học

Trình độ đàm phán quyết định thành bại trong công việc

        Ngài Niroborg – hội trưởng hội các nhà đàm phán của Mỹ đã từng nói: “Chỉ cần mọi người quyết định thương thảo hiệp định để đi tới mọi sự thống nhất, họ sẽ tiến hành đàm phán ngay”. Từ góc độ này ta cũng có thể hiểu, cuộc sống không thể không được giải quyết nếu thiếu đàm phán, thế giới này chính là một đàm phán cực đại.

        Đàm phán chính là cách trao đổi nhịp nhàng không thể thiếu trong cuộc sống xã hội, cho dù là thích hay không thích, muốn hay không muốn. Mỗi người đều có thể trở thành một người đàm phán ngòai ýmuốn, họ phải thường xuyên tham dự vào cuộc đàm phán kiểu thế này hoặc kiểu thế kia. Có rất nhiều các hình thức đàm phán, chuyện lớn thì về những cuộc tranh chấp độc lập thống nhất dân tộc của các quốc gia. Chuyện nhỏ là những sắp xếp bàn bạc chuyện gia đình giữa các cặp vợ chồng với nhau, đều phải qua đàm phán thì mới quyết dịnh được. Ngoài ra, nó còn có thể tiến cử được những hạng mục đầu tư nước ngoài, thuê thầu, mua bán hàng hóa, tìm việc kiếm tiền, tranh chấp, mọi sự đều có các hoạt động đàm phán diễn ra.

        Phạm vi của đàm phán rất rộng, có thể nói nó xuất hiện ở rất nhiều phương diện, không một vấn đề nào cần giải quyết mà lại thiếu nó. Khi nói chuyện hay bàn bạc về một vấn đề nào đó, cho dù bạn không cho rằng đấy là đàm phán, kỳ thực nó cũng chính là một cuộc đàm phán. Thế nào là đàm phán? Đàm phán là lấy địa vị của xã hội và sức mạnh của bản thân để làm cơ sở, vận dụng một cách chính xác mức độ xã giao và lời nói để ảnh hưởng đến hành động của người khác hoặc của tập thể, để từ đó đạt được hoạt động của mình. Đàm phán là một quá trình thể hiện những xung đột, hợp tác hai bên cùng có lợi. Cũng có thể nói, đàm phán khoôg phải là một đòi hỏi và một sự bố thí duy nhất mà nó là sự hợp tác giữa hai bên. Qua đàm phán ta có thể tìm thấy được một kết quả làm cho sự đối kháng xung đột ghê gớm, có thể đạt được sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Không có đối kháng sẽ chẳng có cách gì để tiến hành được.

        Đàm phán là “nói”, Trong quá trình đàm phán, biểu đạt quan điểm, trao đổi ý kiến, bàn bạc giải quyết thì đều không thể rời xa được “nói”. Sự thành bại của đàm phán được quyết định bởi kỹ thuật thể hiện cơ bản mức độ đàm phán. Một nhà triết học của nước Anh có một đoạn câu đặc trưng thể hiện đầy đủ mức độ đàm phán về việc phân tích và trình bày ngôn ngữ trong đàm phán “muốn bàn bạc với người khác chuyện gì đó nhất thiết phải biết tính nết của họ ra sao để dễ dẫn dắt, biết mục đích rõ ràng để khuyên bảo, che giấu nhược điểm, để dễ uy hiếp xem xét ưu thé để dễ kiềm chế.

 

 

Back to top button
Close
Close