Tin Tức

Phương pháp tuyển chọn nhân sự (phần 2)

Các bài kiểm tra viết

Các bài kiểm tra viết thông thường gồm các bài kiểm tra trí thông minh, năng khiếu, khả năng và sở thích. Những bài kiểm tra như vậy đã được dùng trong nhiều năm, mặc dù sự phổ biến của chúng có khuynh hướng theo tính chu kỳ. Ngày nay, các bài đánh giá năng khiếu, cá tính, cách cư xử rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Các nhà quản trị cũng phải cẩn thận khi áp dụng phương thức này vì cũng giống đơn xin việc, các doanh nghiệp có thể vi phạm pháp luật nếu như các bài kiểm tra không liên quan đến công việc hoặc chúng nhằm vào những thông tin về giới tính, chủng tộc, tuổi tác hay bất cứ lĩnh vực nào khác đã được luật cơ hội nghề nghiệp công bằng bảo vệ.

Các bài kiểm tra viết thông thường:

– Kiểm tra kiến thức tổng quát: nhằm tìm xem trình độ hiểu biết tổng quát của một cá nhân hay một ứng viên có thể đạt tới trình độ nào.

– Kiểm tra tâm lý: giúp nhà quản trị hiêu được động thái và thái độ ứng xử của ứng viên như tính hướng nội – hướng ngoại, rụt rè,…

– Kiểm tri trí thông mình: giúp đánh gía khả năng về từ ngữ, óc toán học, khả năng hiểu biết về những mối liên hệ trong không gian và lý luận logic. Gần đây, người ta còn sử dụng thêm bài kiểm tra về chỉ số tình cảm.

– Kiểm tra cá tính: giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro từ công việc, phát sinh do cá tính nhân viên quá phức tạp và sai lệch.

– Kiểm tra năng khiếu và khả năng chuyên môn: giúp phân tách rõ tính cách bẩm sinh và kinh nghiệm ứng viên gặt hái được trước đây.

– Kiểm tra khả năng nhận thức: đo lường khả năng học hỏi cũng như hoàn thành một công việc nào đó.

Nhà quản trị nhận thức được rằng quyết định tuyển dụng sai lầm sẽ gây tốn kém và các bài kiểm tra được soạn thảo đúng cách sẽ giảm khả năng ra quyết định sai. Ngoài ra, chi phí thực hiện và phê chuẩn những loạt bài kiểm tra cho một công việc cụ thể đã giảm đáng kể.

3 Các bài kiểm tra mô tả công việc

Hiện nay, các doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng nhiều hơn đến các bài kiểm tra mô tả công vịêc trong công tác tuyển dụng. Rõ ràng là sự thích thú đối với những bài kiểm tra này xuất phát từ thực tế là chúng dựa trên những dự liệu phân tích công việc và do đó sẽ liên quan đến công việc hơn là các bài kiểm tra viết. Bài kiểm tra tình huống bao gồm các hành vi trong công việc thật. Dạng bài kiểm tra tình huống phổ biến nhất là đưa ra các công việc mẫu và các trung tâm đánh giá. Dạng thứ nhất thích hợp với những công việc hàng ngày, và dạng thứ hai là để tuyển chọn các ứng viên vào vị trí quản trị.

Công việc mẫu liên quan đến việc giới thiệu cho các ứng viên biết dạng công việc thu nhỏ đó là gì và yêu cầu họ thực hiện những nhiệm vụ hoặc một chuỗi các nhiệm vụ liên quan đến công việc. Bằng việc thực hiện các nhiệm vụ đó, các ứng viên cho thấy rằng họ có những năng lực và kỹ năng cần thiết. Cẩn thận đưa ra những mẫu công việc, các nhà quản trị có thể quyết định những kiến thức, kỹ năng và năng lực gì cần thiết cho từng công việc. Từng yếu tố trong công việc mẫu sẽ tương ứng với các yếu tố trong công việc thật. Kinh nghiệm cho thấy các công việc mẫu đã cho ra những kết quả bất ngờ. Công việc mẫu hầu như luôn cho ra kết quả về tính hợp lý cao hơn bất cứ bài kiểm tra viết, kiểm tra tính cách và trí thông minh nào khác.

Nhiều bài kiểm tra mô phỏng công việc phức tạp hơn, đặc biệt là các tình huống để đáh giá khả năng quản trị của ứng viên được tổ chức trong các trung tâm đánh giá. Trong các trung tâm đánh giá, các nhà quản tr, giám sát và các nhà tâm lý học sẽ đánh giá các ứng viên khi họ trải qua hai đến bốn ngày giải quyết các vấn đề giống như vấn đề mà họ sẽ gặp trong thực tế công việc. Các hoạt động đó bao gồm phỏng vấn, giải quyết các vấn đề có liên quan, thảo luận nhóm và các tình huống đưa ra quyết định. Tính hiệu quả của các trung tâm đánh giá khi là một công cụ tuyển dụng đã rất bất ngờ. Trung tâm đánh giá đã cho ra những kết quả nhận xét nhất quán để dự đoán khả năng làm việc sau này ở các vị trí quản trị. Mặc dù quản trị theo cách thức này không rẻ, nhưng việc tuyển dụng những nhà quản trị làm việc không hiệu quả thì còn tốn kém hơn.

Back to top button
Close
Close