Việc Làm

Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động

+ Dự án tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm.

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được hình thành từ năm 1992 đến năm 2005 đã được nhà nước cấp khoảng 2.370 tỷ đồng, trong đó 2.200 tỷ từ ngân sách Nhà nước. Ước tính cả giai đoạn 2001-2005, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho vay trên 90 nghìn dự án với tổng số vốn 4.800 tỷ đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho trên 1,68 triệu người. Cụ thể: trên 20 nghìn dự án sử dụng tổng số vốn mới 900 tỷ đồng, thu hút 55 vạn lao động, trên 70 nghìn dự án sử dụng 3.900  tỷ đồng từ nguồn vốn thu hồi cho vay quay vòng, thu hút tạo việc làm cho trên 1,13 triệu lao động.

Tính bình quân, mức cho vay trên một lao động khoảng 2,8 triệu đồng, người lao động tự đầu tư khoảng 5 triệu đồng, tăng mức đầu tư trên 1 chỗ làm việc lên 7,8 triệu đồng, cao hơn thời kỳ 1998-2000 khoảng 4 triệu đồng. Tuy nhiên mức đầu tư vẫn còn thấp so với nhu cầu đã ảnh hưởng đến chất lượng việc làm, thu nhập chưa cao; nguyên nhân chủ yếu là nguồn vốn còn hạn hẹp. Số vốn khoanh nợ cho các dự án bị rủi ro bất khả kháng là 50 tỷ đồng (bằng 4,4% tổng nguồn quỹ), xóa nợ khoảng 4 tỷ đồng; nguồn quỹ dự phòng rủi ro hình thành từ lãi cho vay khoảng trên 100 tỷ đồng, có thể bù đắp cho những rủi ro này. Nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã tạo “cú huých” kích thích dân đầu tư vốn tạo việc làm. Theo ước tính từ các dự án vay vốn được phê duyệt, phần vốn đối ứng do dân bỏ ra gấp 2 lần vốn hỗ trợ của Quỹ, như vậy ước tính trong 5 năm qua dân đã đầu tư thêm khoảng 6.000 tỷ đồng. Có thể thấy rằng vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm tuy nhỏ (2.370 tỷ bằng 0,55% vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội trong 5 năm) song đã có những tác động tích cực đến giải quyết việc làm, làm ổn định cả một lĩnh vực xã hội bức xúc. Nếu không có các hoạt động hỗ trợ trực tiếp này, số chỗ làm việc có thể chỉ đạt 75-80% mức kế hoạch, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chỉ đạt 60-65%.

– Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm

Tổng nguồn vốn đầu tư cho 140 Trung tâm dịch vụ việc làm từ năm 1992 đến nay là 74 tỷ đồng. Từ năm 1996 đến năm 2000 hệ thống này đã tư vấn nghề và tư vấn đào tạo cho gần 2 triệu lượt người, dạy nghề gắn với việc làm và bổ túc nghề cho 80 vạn người, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 120 vạn người.

Trung tâm giới thiệu việc làm cho các công ty Nhật

 + Dự án điều tra, thống kê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động

Trong 5 năm, nhà nước đã dành 15 tỷ đồng cho công tác điều tra thống kê tình hình lao động việc làm trong cả nước. Nhờ hoạt động này các thông tin về biến động lao động, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn được năm bắt kịp thời, giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Các số liệu về tình hình lao động-việc làm trong các năm đã khẳng định vai trò quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động giải quyết việc làm trong cả nước, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

+ Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm.

Cả giai đoạn 2001-2005, nhà nước đã dành 11,5 tỷ đồng để tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm. Tổng số cán bộ được đào tạo trong 5 năm qua từ Trung ướng đến địa phương cơ sở là 67.300 người, trong đó cấp tỉnh thành phố là 6.000 lượt người, cấp quận huyện và xã là 61.300 lượt người.

Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ được nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, các chính sách giải quyết việc làm, đặc biệt là công tác quản lý lao động ở địa phương và công tác tổ chức, triển khai thực hiện các dự án vay vốn giải quyết việc làm.

 

Check Also

Close
Back to top button
Close
Close