Việc Làm

Đặc điểm của tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động là do hậu quả của điều kiện lao động và môi trường lao động. Bởi vì trong quá trình lao động sản xuất, người lao động luôn luôn tiếp xúc với các công cụ tư  liệu và làm việc trong môi trường nhất định. Vì vậy các yếu tố này có thể gây nên tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp có thể do những rủi ro bất ngờ gây nên như động đất, bão lụt, do chưa có thiết bị an toàn hay do người lao động vi phạm các quy chế an toàn lao động. Có nhiều trường hợp người lao động bị tai nạn hay mắc bệnh, nhưng chỉ có những tai nạn và bệnh xảy ra đối với người lao động trong quá trình lao động (gắn với công việc, nhiệm vụ lao động) do các yếu tố môi trường, điều kiện lao động tác động với họ thì mới được coi là tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Hậu quả  của tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp làm giảm khả năng lao động của người lao động khi họ bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp. Để phản ánh tác động của tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp đối với khả năng lao động của người lao động khi họ bị tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp người ta dùng khái niệm mức độ suy giảm khả năng lao động ( hay tỷ lệ suy giảm khả năng lao động). Coi một người lao động bình thường có khả năng lao động là 100%. Việc xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do hội đồng giám định y khoa xác định dự trên hệ thống bảng chuẩn về mức độ tổn thương, mức độ ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày, đến tuổi đời, tuổi nghề …

Back to top button
Close
Close