Việc Làm

Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Theo giáo sư Trần Văn Thọ Đại Học Waseda, Tokyo: “…Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của các nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới…”

Trong thời đại toàn cầu hóa, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biển. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Tuy nhiên, khác hẳn với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn hay lao động chân tay là hiện tượng tương đối mới. Vấn đề này cũng phức tạp, không thể xét ở khía cạnh thuần kinh tế. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần suy nghĩ như thế nào về vấn đề xuất khẩu lao động? XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại. Philippines là quốc gia có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng góp đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng có phần khác với VN, họ không xuất khẩu Thực tập sinh (TTS), mà là những lao động có tay nghề.

Hơn hai năm trước, Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (Nippon Keidanren) đã đề nghị chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người lao động nước ngoài, song chưa có phản hồi. Theo dự kiến: Luật Lao động cho người nước ngoài, kể cả luật nhập cư, sẽ được Chính phủ Nhật quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Lâu nay, người Nhật có cuộc sống đầy đủ, chưa ý thức được việc thiếu lao động. Mặt khác, họ không muốn có nền văn hóa khác xen vào làm xáo trộn xã hội Nhật. Nhưng trước xu thế toàn cầu hóa, họ sẽ thấy cần tạo ra xã hội đa văn hóa mới phát triển được. Nếu không, lao động nước ngoài sẽ đến các thị trường EU, Bắc Mỹ; trong khi Nhật Bản tiếp tục đối diện với nguy cơ thiếu lao động.

Tháng 6-2006, “Project Team cấp thứ trưởng về vấn đề người lao động nước ngoài” đã đề ra chính sách nhận người nước ngoài. Về cơ bản, những người có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao hoặc y tế xã hội và những du học sinh được khuyến khích ở lại làm việc. Lao động phổ thông thì khó được nhận vào. Từ những nội dung cơ bản này, Việt Nam cần hoạch định chính sách phù hợp để XKLĐ vào thị trường Nhật Bản một cách căn cơ hơn.

Check Also

Close
Back to top button
Close
Close