Du học

Các thuyết tạo động lực khi tìm việc

1. Học thuyết về sự tăng cường tích cực(cải biến hành vi)B. Fskinner

Theo B . Fskinner thì những hành vi được thưởng có xu hướng được lặp lại, những hành vi không được thửơng, hoặc bị phạt có xu hứơng không được lặp lại . Điều đó cũng có nghĩa là những hành vi đúng đắn cần được khen thửơng và khi có khen thưởng thì những hành vi tốt đó sẽ dần được hoàn thiện ở người đó và những người khác nữa . Còn những hành vi sai trái cần phạt để

lần sau không tái phạm và dần giảm . Nhưng để có tác dụng trong việc thưởng phạt thì khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng phạt càng ngắn càng có tác dụng . Nhưng theo ông các hình thức phạt có tác dụng loại trừ những hành vi ngoài sự mong muốn của mình sẽ dẫn đến sẽ chống đối thì ít hiệu quả . Vậy để tạo động lực người quản lý nên nhận thức , công việc và thưởng cho những hành vi tốt và nên nhấn mạnh thưởng hơn còn nếu nhà quản lý thiên về phạt sẽ khó thành công .

2 Học thuyết về sự kỳ vọng ( mong đợi ):

Ông cho rằng : Động lực là chức năng của sự mong muốn một nỗ lực nhất định dẫn đến có một thành tích nhất định và dẫn đến kết quả như mong muốn.

Kỳ vọng thể hiện qua 3 mối quan hệ :

+ Nỗ lực – thành tích

+ Thành tích – phần thưởng

+ Phần thưởng – nhu cầu cá nhân .

Để tạo động lực cho người lao động thì phải hài hoà được 3 mối quan hệ trên , kỳ vọng của người lao động là sự niềm tin của người lao đối với 3 mối quan hệ trên.

Vậy để có động lực cho nhân viên thì mỗi nhà quản lý cho nhân viên biết mối quan hệ kêt quả – phần thưởng – thành tích và bản thân kết quả/phần thưởng / thành tích nhà quản lý phải giải thích.

3. Học thuyết về sự công bằng:

Nhìn nhận thế nào về công bằng. Mọi cá nhân trong tổ chức đều muốn đối sử công bằng và mỗi cá nhân đều có sự so sánh đóng góp của họ vào quyền lợi mà họ được hưởng với sự đóng góp cùng với lợi ích của người khác :

Các quyền lợi cá nhân = Các quyền lợi của những người khác

Với quyền lợi cá nhân thể hiện ở tiền lương , tiền thưởng, địa vị , phúc lợi , sự đối sử , điều kiện làm việc .

Sự đóng góp thể hiện số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm , thâm niên , sáng kiến sáng tạo , nỗ lực trách nhiệm trong công việc , sự trung thành của người lao động đối với công việc và công ty .

Vậy để công bằng mỗi người quản lý tạo ra và duy trì giữa sự công bằng của các quyền lợi mà họ được hưởng và đóng góp của họ .

 

Back to top button
Close
Close