Việc Làm

Đẩy mạnh xuất khẩu – Giải pháp phát triển thị trường lao động việc làm

(LĐ) – XKLĐ được coi là kênh giải quyết việc làm và xoá nghèo hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2009, Bộ LĐTBXH được giao thực hiện chỉ tiêu đưa 90.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài.

Trước những biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường XKLĐ năm 2009 sẽ phát triển theo hướng nào. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với một số đại biểu về vấn đề này.

Thị trường Châu Á vẫn là trọng điểm

Thị trường Châu Âu với thu nhập cao là cơ hội lớn cho LĐVN, nhưng về số lượng thì đây không phải là mục tiêu trọng điểm của chúng ta, vì đây là thị trường dành cho LĐ tay nghề cao, ngoại ngữ tốt. Châu Á vẫn là thị trường phù hợp với phần đông LĐVN, trong đó Trung Đông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những thị trường trọng điểm. Bộ xác định, năm 2009, sẽ tập trung đẩy mạnh các giải pháp để tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm.

Thị trường Đài Loan vẫn rất tiềm năng

Hiện, có trên 81.000 LĐVN tại Đài Loan. Chưa có thống kê chính xác về số DN tại Đài Loan tuyên bố phá sản hoặc dãn việc, nhưng có 3 cách giải quyết cho số LĐ chịu tác động của cuộc khủng hoảng là: Về nước, chuyển chủ hoặc về nghỉ phép một thời gian. Số LĐ bị ảnh hưởng rơi vào CN các ngành công nghiệp điện tử, dệt – là các ngành XK (khoảng 30% LĐVN làm trong các ngành này); còn LĐ các ngành cơ khí, giúp việc gia đình, hộ lý… không chịu tác động. Tuy nhiên, hiện Đài Loan vẫn là thị trường thu hút số lượng lớn LĐVN với số LĐ mới chờ thẩm định lên tới 3-4 ngàn LĐ/tháng. Năm 2009, Đài Loan vẫn là thị trường tiềm năng, có thể khai thác tốt, nhưng NLĐ cần tìm hiểu kỹ thông tin về DN, công việc trước khi đi.

Nhật là thị trường tốt, có thể mở rộng hơn

LĐVN được Nhật Bản đánh giá cao vì tinh thần cần cù, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc và khả năng thích ứng, tiếp thu tay nghề cao. Đây là cơ hội cho VN mở rộng thị trường tại Nhật. Không chỉ LĐ trình độ cao, mà LĐ bình thường, có tay nghề vẫn có cơ hội làm việc tại Nhật như y tá, hộ lý. Về chương trình tu nghiệp sinh, sắp tới Nhật sẽ tăng số lượng tiếp nhận và nhiều khả năng sẽ nới dài thời gian lên 5 năm, thay vì 3 năm như hiện nay.

Cần có chính sách giải quyết việc làm cho NLĐ sau khi đi XKLĐ

Nghệ An hiện có 17.000 LĐ đang làm việc tại nước ngoài; số LĐ về nước hàng năm khoảng 4-5 ngàn LĐ, trong đó chỉ có 15-17% có khả năng mở DN, tự tạo việc làm, số còn lại tiếp tục đi tìm việc. Vì vậy, cần có chính sách thu hút, tạo việc làm cho LĐ đã đi XK, vì đây sẽ là nguồn LĐ chất lượng, có tay nghề, ý thức tác phong công nghiệp, có thể cung cấp cho các KCN-KCX.

 

 

 

 

Back to top button
Close
Close